Giai đoạn 2014-2023, Tình hình tài chính của Bệnh viện đã có những chuyển biến lớn, từng bước thực hiện tốt cơ chế tự chủ tài chính, chú trọng phát triển chuyên môn nghiệp vụ, tăng chất lượng chăm sóc người bệnh, thực hiện mục tiêu đầu tư phát triển đồng thời đảm bảo và nâng cao đời sống của cán bộ viên chức người lao động của Bệnh viện.
Giai đoạn 2014-2017, Bệnh viện được ngân sách nhà nước cấp một phần kinh phí để thực hiện chi thường xuyên.
Từ tháng 5/2017 đến năm 2020,Bệnh viện không được NSNN cấp mà phải phải tự đảm bảo hoạt động từ nguồn thu sự nghiệp và các nguồn thu hợp pháp khác.
Từ năm 2021 đến năm 2023, Bệnh viện được UBND tỉnh phê duyệt Phương án tự chủ tài chính theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP, trong đó xác định Bệnh viện là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ chi thường xuyên. Việc phân tách rõ các nguồn thu như trong quy định của Nghị định 60 giúp cho Bệnh viện đa dạng nhiều nguồn thu hợp pháp khác nhau. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng quản lý công tác tài chính, phát triển hoạt động chuyên môn, Nghị định 60/2021/NĐ-CP ra đời đã tạo điều kiện cho bệnh viện có cơ chế tổ chức các hoạt động xã hội hoá, các hoạt động dịch vụ phụ trợ như coi xe, nhà thuốc, cửa hàng tiện ích,..phục vụ nhu cầu ngày càng cao của bệnh nhân trong và ngoài tỉnh đồng thời giúp đảm bảo đời sống cho cán bộ.
Giai đoạn 2014-2020, Doanh thu của Bệnh viện tăng từ 10-20% qua các năm.
Giai đoạn 2021– nửa đầu năm 2022 là dịch Covid-19 bùng phát, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Bệnh viện, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh giảm, chi phí cho hoạt động phòng chống dịch bệnh tăng lên, trong khi ngân sách nhà nước chỉ cấp để trang trải một phần kinh phí rất nhỏ cho hoạt động phòng chống dịch bệnh tại bệnh viện. Nhiệm vụ điều hành thu chi gặp nhiều khó khăn, áp lực, đặc biệt là cân đối nguồn lực để thực hiện các chính sách đã ban hành và các nhiệm vụ đột xuất phát sinh. Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách có nhiều thay đổi, công tác mua sắm đấu thầu gặp nhiều vướng mắc. Phần chênh lệch thu chi giảm đáng kể đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cán bộ và kế hoạch phát triển của Bệnh viện. Năm 2021, Doanh thu đạt 600.779 tỷ giảm 11,6% so với năm 2020.
Tuy nhiên với sự lãnh đạo của Đảng uỷ Bệnh viện, điều hành của Ban lãnh đạo và nỗ lực của toàn thể cán bộ viên chức, người lao động, Bệnh viện đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, bước đầu thành công trong việc chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, đa dạng hoá các nguồn thu hợp pháp; cân đối, sử dụng hợp lý các khoản chi phí, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, đảm bảo đời sống cho cán bộ, chi bổ sung thu nhập tăng theo từng tháng.
Năm 2023, doanh thu của Bệnh viện ước tính đạt hơn 850 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2022 và tăng 43% so với năm 2021. Chênh lệch thu chi năm 2023 ước tính xấp xỉ 293 tỷ, tăng 35% so với năm 2022, gấp hơn 02 lần so với năm 2018.
Các khoản chi của Bệnh viện được thực hành trên nguyên tắc chi đúng, chi đủ và tiết kiệm chống lãng phí. Năm 2014, tỷ lệ chi phí trên doanh thu đạt 81,8% giảm xuống còn 70,4% vào năm 2022 và khoảng 67,4% vào năm 2023.
Kết quả đạt được là do Bệnh viện đã có các điều chỉnh chi phí linh hoạt, kiểm soát chi phí chặt chẽ, xây dựng định mức, kế hoạch chi tiết, tổ chức đấu thầu mua sắm qua mạng, tăng tính cạnh tranh, minh bạch, tiết kiệm chi phí. Từ đó giúp nâng cao đời sống cho cán bộ, tạo không khí làm việc hăng say, phấn khởi. Cán bộ tin tưởng và yên tâm công tác, đồng lòng đồng sức cùng ban lãnh đạo bệnh viện hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
PHÒNG CTXH
- Tập huấn chẩn đoán và điều trị huyết khối tĩnh mạch
- Bản tin hoạt động tháng 5/2023
- Thư mời chào giá cung cấp máy tính và máy in
- Bế giảng lớp học Hồi sức cấp cứu cơ bản, Nội tiết cơ bản và Trợ giúp nội soi ống mềm đường tiêu hóa trên
- Nút mạch điều trị u xơ tử cung – bảo tồn thiên chức làm mẹ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình