Hội chứng cổ vai cánh tay là bệnh lý phổ biến, thường gặp và có thể liên quan đến tổn thương thần kinh. Tùy theo vị trí dây thần kinh bị tổn thương, triệu chứng và biến chứng người bệnh gặp phải có thể khác nhau. Đây là bệnh lý nguy hiểm, cần phát hiện và điều trị sớm.
Hội chứng đau cổ vai cánh tay là gì?
Hội chứng đau cổ vai cánh tay là bệnh lý rễ tủy cổ hay còn được gọi là đau cổ vai gáy cánh tay có các triệu chứng lâm sàng liên quan đến các bệnh lý cột sống cổ, các rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh cột sống.
Dấu hiệu nhận biết hội chứng đau cổ vai cánh tay?
Dấu hiệu của mỗi bệnh nhân bị hội chứng cổ vai cánh tay có thể khác nhau do vị trí rễ thần kinh bị tổn thương là khác nhau. Ngoài ra, triệu chứng cũng phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ tổn thương và giai đoạn bệnh.
Triệu chứng thường gặp nhất do hội chứng cổ vai cánh tay gây ra gồm:
- Đau cổ vai gáy và một bên cánh tay. Cơn đau có thể xuất hiện từ từ và âm ỉ và tăng dần khi xoay đầu hoặc gập cổ về phía đau
- Rối loạn cảm giác, rối loạn vận động tại vùng chi phối của rễ dây thần kinh cột sống cổ bị ảnh hưởng.
- Hạn chế vận động cổ, có thể kèm theo các dấu hiệu vẹo cổ.
Hội chứng cổ vai cánh tay ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống?
Những triệu chứng đau nhức, tê ngứa tay hoặc hạn chế vận động ở cổ, tay của bệnh lý rễ tủy cổ không chỉ đem lại cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng không ít đến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Từ đó, chất lượng cuộc sống của họ sẽ suy giảm đáng kể.
Mặt khác, hội chứng cổ vai cánh tay lâu ngày không được điều trị tận gốc có nguy cơ cao để lại hàng loạt biến chứng nguy hiểm như: Rối loạn tiền đình, chèn ép tủy sống vùng cổ, đau rễ thần kinh…
Phương pháp điều trị hiệu quả
Điều trị không dùng thuốc:
- Nếu đau cấp tính: Nằm nghỉ tại chỗ trên giường phẳng từ 3 đến 5 ngày. Kết hợp các phương pháp phục hồi chức năng.
- Người bệnh phải đeo đai hỗ trợ thắt lưng khi ngồi dậy hoặc đi lại vận động (nếu cần).
- Xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, giác hơi,…
Điều trị dùng thuốc:
Các loại thuốc giảm đau thông thường paracetamol, thuốc giảm đau dạng phối hợp, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau thần kinh, thuốc tăng cường truyền dẫn thần kinh…
Điều trị ngoại khoa:
Bệnh nhân đau nhiều hơn và việc dùng thuốc giảm đau không còn hiệu quả thì có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện phẫu thuật chỉnh sửa cột sống để giải phóng chèn ép lên dây thần kinh.
Cách chăm sóc và phòng ngừa hội chứng cổ vai cánh tay
- Xây dựng những bài tập thể dục cho vùng cổ và cánh tay đồng thời luyện tập thể thao thường xuyên với những bài tập cụ thể.
- Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, nên thư giãn vùng cổ nếu ngồi làm việc trong một khoảng thời gian dài
- Tập cho bản thân tư thế ngồi hợp lý, tránh cúi gập cổ trong thời gian dài cũng như hạn chế ngồi sai tư thế
- Xoa bóp, matxa vùng cổ sau một thời gian dài sau khi đọc sách, sử dụng máy tính.. giúp máu lưu thông tốt hơn và các cơ vùng cổ được thư giãn nhiều hơn.
- Ăn uống đủ dinh dưỡng, tránh những thực phẩm có hại cho cơ thể, nên bổ sung nhiều canxi, vitamin D, Kali…
Đối với bệnh nhân có tiền sử mắc hội chứng đau cổ vai gáy sau khi điều trị thành công thì nên đi khám sức khỏe định kỳ để tránh tình trạng tái phát bệnh.
Để được tư vấn chi tiết về bệnh, các gói khám cũng như cách đặt lịch khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, quý khách vui lòng liên hệ số HOTLINE:
- Đặt lịch đăng kí khám bệnh: 02273.645.270
- Tư vấn, hướng dẫn: 02273.831.102
- Khoa Y học cổ truyền: 02273.842.617
PHÒNG CTXH
- Hội nghị Sơ kết công tác xây dựng Đảng 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023 và sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020 – 2025
- Bí quyết đối phó với trời nắng nóng 40°C
- Bản tin hoạt động tháng 11/2023
- Thư mời chào giá “Mua sắm vật tư, linh kiện sửa chữa hệ thống chụp mạch số xóa nền tại Trung tâm tim mạch và khoa Chẩn đoán hình ảnh”
- Thư mời chào giá vật tư y tế cung cấp cho Nhà thuốc Bệnh viện năm 2023