Nhận biết và điều trị : Bệnh viêm khớp dạng thấp

Không giống như tổn thương do thoái hóa khớp, bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến màng hoạt dịch của khớp, gây sưng đau, từ từ bào mòn xương và dẫn đến biến dạng khớp. Nếu người bệnh chủ quan không điều trị, nguy cơ tàn phế rất cao. Hãy cùng bác sĩ Khoa Nội thận cơ xương khớp – Bệnh viện Đa khoa tỉnh tìm hiểu các lý do và cách điều trị căn bệnh này cực kỳ hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Viêm khớp dạng thấp là gì?


Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn điển hình, diễn biến mạn tính với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau. Tổn thương chủ yếu ở màng hoạt dịch khớp dẫn tới phá hủy và biến dạng khớp.

Dấu hiệu nhận biết viêm khớp dạng thấp


Các triệu chứng thường gặp ở bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Vị trí khớp tổn thương thường gặp nhất là các khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân;
  • Tính chất: các khớp sưng đau, nóng, ít khi đỏ. Đau kiểu viêm. Các khớp ngón gần thường có dạng hình thoi. Các khớp thường bị cứng vào buổi sáng. Trong các đợt tiến triển, dấu hiệu cứng khớp buổi sáng này thường kéo dài trên một giờ;
  • Biến dạng khớp:  bàn tay gió thổi, cổ tay hình lưng lạc đà, ngón tay hình cổ cò, ngón tay của người thợ thùa khuyết;
  • Các cơ cạnh khớp teo do giảm vận động

Đối tượng dễ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp?


Những người càng có nhiều yếu tố rủi ro dưới đây thì nguy cơ mắc bệnh càng cao:

  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 – 3 lần so với nam giới, nhưng nam giới thường gặp phải các triệu chứng nặng hơn.
  • Tuổi tác: Tình trạng viêm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường khởi phát ở tuổi trung niên.
  • Di truyền: Nếu một thành viên trong gia đình bạn bị viêm khớp dạng thấp, bạn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc (chủ động và thụ động) đều khiến bạn dễ mắc bệnh, đặc biệt nếu bạn có tiền sử gia đình bị bệnh.
  • Tiếp xúc với chất độc hại: Một số chất phơi nhiễm như amiăng hoặc silica đã được chứng minh làm tăng nguy cơ phát triển bệnh.
  • Thừa cân – béo phì: Những người có chỉ số BMI ở ngưỡng thừa cân hoặc béo phì – đặc biệt là phụ nữ từ 55 tuổi trở xuống – sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này cao hơn.

Tư vấn cách xử trí tại chỗ


  • Chườm lạnh các khớp sưng nóng đau
  • Sử dụng thuốc giảm đau đường uống như Acetaminophen

Biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp


Bệnh có thể được phòng ngừa và kiểm soát nhờ những biện pháp sau:

  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp các hoạt động thể dục, thể thao nhẹ nhàng và chế độ sinh hoạt lành mạnh;
  • Giảm cân: đưa cân nặng về mức hợp lý;
  • Giảm stress, căng thẳng: tinh thần luôn thoải mái, tránh mệt mỏi, căng thẳng;
  • Bỏ thuốc lá;
  • Hạn chế rượu bia.

Viêm khớp dạng thấp KHÔNG PHẢI là bệnh di truyền, nhưng nó rất hay truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Do đó, nếu bạn có người thân bị bệnh viêm khớp dạng thấp, hãy gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng đau khớp dai dẳng, sưng và cứng khớp mà nguyên nhân không phải do hoạt động quá sức hoặc chấn thương.

Để được tư vấn chi tiết về bệnh, các gói khám cũng như cách đặt lịch khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, quý khách vui lòng liên hệ số HOTLINE:

  • Đặt lịch đăng kí khám bệnh: 02273.645.270
  • Tư vấn, hướng dẫn: 02273.831.102
  • Khoa Nội thận cơ xương khớp: 02273.848.005

PHÒNG CTXH