Ung thư phổi là căn bệnh được đánh giá có tỉ lệ tử vong cao nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, ung thư phổi xếp vị trí thứ 2 sau ung thư gan, với khoảng 23.600 người phát hiện mắc mới và 20.700 người tử vong mỗi năm.
1. Ung thư phổi là gì?
- Ung thư phổi hay ung thư phế quản là bệnh lý xảy ra khi các tế bào bình thường của phổi thay đổi thành các tế bào bất thường và phát triển ngoài tầm kiểm soát của cơ thể.
- Ung thư phổi bao gồm 2 loại: “Ung thư phổi tế bào nhỏ” và “Ung thư phổi không tế bào nhỏ”
- Ung thư phổi tế bào nhỏ: Khoảng 15% người bệnh ung thư thuộc trường hợp này. Tiến triển nhanh đến di căn và tử vong, ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn khu trú nếu không được điều trị, thời gian sống khoảng 12 -15 tuần, ở giai đoạn lan tràn từ 6 – 9 tuần.
- Ung thư phổi không tế bào nhỏ: Chiếm 85% số người mắc còn lại và được phân chia thành các giai đoạn: I, II, III, IV.
2. Nguyên nhân
- Một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi thường gặp:
+ Hút thuốc lá;
+ Ô nhiễm môi trường;
+ Nghề nghiệp liên quan đến phóng xạ hoặc amiăng;
+ Yếu tố di truyền.
- Tuy nhiên ung thư phổi có thể xảy ra ở những người chưa bao giờ hút thuốc và những người không tiếp xúc lâu dài với khói thuốc lá. Đối với những trường hợp này không có nguyên nhân rõ ràng
3. Triệu chứng của ung thư phổi
- Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
+ Ho kéo dài: không rõ nguyên nhân và uống thuốc không đỡ;
+ Khó thở hoặc thở khò khè;
+ Đau ngực có thể âm ỉ, buốt hoặc như dao đâm;
+ Khạc hoặc ho ra máu
+ Khàn tiếng;
+ Đau đầu và sưng mặt, cánh tay, cổ.
- Nếu ung thư phát triển ở đỉnh phổi, có thể gây ra:
+ Đau cánh tay, vai, hoặc cổ;
+ Sụp mi mắt hoặc mờ mắt;
+ Yếu cơ bàn tay.
4. Chẩn đoán và điều trị
- Chẩn đoán:
– Chụp CT liều thấp hoặc PET CT;
– Chụp Xquang ngực thẳng;
– Xét nghiệm máu;
– Sinh thiết u phổi.
- Điều trị ung thư phổi:
– Phẫu thuật: phẫu thuật cắt bỏ khối u;
– Xạ trị / Hóa trị;
– Điều trị đích: Một vài loại thuốc chỉ có tác dụng đối với những bệnh ung thư có một số đặc điểm nhất định;
– Điều trị miễn dịch: dùng các loại thuốc hoạt động với hệ miễn dịch của cơ thể để ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
5. Phòng tránh ung thư phổi
- Không hút thuốc và bỏ thuốc;
- Tránh khói thuốc;
- Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại tại nơi làm việc;
- Ăn một chế độ ăn uống đầy đủ trái cây và rau quả;
- Tránh dùng liều lượng lớn vitamin ở dạng thuốc viên, vì chúng có thể có hại;
- Tập thể dục thường xuyên, tốt nhất nên tập hàng ngày
PHÒNG CTXH
- Tọa đàm chào mừng Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 “Khơi dậy niềm tin, thổi bùng nhiệt huyết”
- Bản tin hoạt động tháng 4/2024
- Thư mời chào giá “Mua sắm bóng phát tia phục vụ sửa chữa hệ thống chụp cắt lớp vi tính 32 lát cắt tại khoa Chẩn đoán hình ảnh”
- Tổng kết hoạt động từ thiện tháng 9/2022
- Lễ ra mắt Câu lạc bộ tin học Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình