Tổng quan về bệnh lý tăng tiết mồ hôi bàn tay nguyên phát

Tăng tiết mồ hôi tay (TTMHT) là tình trạng rối loạn hệ thần kinh giao cảm, bệnh này khởi phát từ tuổi trẻ hay vị thành niên và có thể tồn tại suốt đời. Tăng tiết mồ hôi tay có thể nguyên phát hoặc thứ phát. Tăng tiết mồ hôi (TTMH) nguyên phát do cường hệ thần kinh giao cảm nhất là khi lo lắng, hồi hộp. Đặc điểm của loại này thường ra mồ hôi nhiều ở tay, nách, lòng bàn chân, đầu mặt cổ và đối xứng 2 bên cơ thể. Vấn đề này không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, sinh hoạt hàng ngày và sự giao tiếp xã hội, nhất là những người mà công việc phải sử dụng bàn tay thường xuyên.

1. Chẩn đoán:


Tăng tiết mồ hôi (Hyperhydrosis) là tình trạng tiết quá nhiều mồ hôi so với sinh lý bình thường, quá mức yêu cầu điều tiết nhiệt độ của cơ thể và không kiểm soát được. Bệnh tăng tiết mồ hôi có thể xuất hiện trên toàn bộ cơ thể, hoặc chỉ khu trú chủ yếu ở hai bàn tay, hai chân, hai nách hoặc kết hợp cả những vị trí khác nhau, bệnh có thể nặng hoặc nhẹ. Bệnh tăng tiết mồ hôi có thể kéo dài hàng năm, hàng chục năm mà không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tăng tiết mồ hôi thường đối xứng thường cả hai bên cơ thể, chủ yếu là hai bàn tay và bàn chân. Vị trí tăng tiết mồ hôi: hầu hết các bệnh nhân có tăng tiết mồ hôi ở hai bàn tay, đồng thời cũng tăng tiết ở nách, ở cả hai bàn chân, hoặc kèm theo tăng tiết mồ hôi ở mặt và thân mình nhưng ít hơn. Tăng tiết mồ hôi có thể là do nguyên phát hoặc thứ phát.

Tăng tiết mồ hôi nguyên phát thường xuất hiện ở tay, nách, bàn chân và mặt. Nguyên nhân là do cường giao cảm cục bộ chưa rõ nguyên nhân, còn gọi là tăng tiết mồ hôi nguyên phát hoặc vô căn, xảy ra trên người khỏe mạnh. Hầu hết là đối xứng hai bên, nam nữ ngang nhau, tuổi thường gặp nhất là 20 – 30 tuổi, tiền căn gia đình tìm thấy ở 30-50% bệnh nhân tăng tiết mồ hôi khu trú, luôn xảy ra trong lúc hoạt động, không bao giờ trong khi ngủ và không xảy ra liên tục trong ngày

2. Phân độ ra mồ hôi tay:


Bảng 1.1: Phân loại mức độ ra mồ hôi tay theo Krasna

Sự điều hoà mồ hôi:

Các hạch giao cảm ngực tham gia vào sự điều tiết mồ hôi:

  • T1 tham gia điều tiết sự ra mồ hôi đầu, mặt, và hiện tượng đỏ mắt, kiểm soát sự phản hồi của mắt và mí mắt nên khi T1 bị thương tổn thì gây nên hội chứng Horner. T1 cũng tham gia vào sự ra mồ hôi của tay, nách nhưng ít hơn.
  • T2 tham gia vào sự điều tiết ra mồ hôi tay là chính nhưng cũng tham gia cả vào sự điều tiết mồ hôi mặt, nách và hiện tượng đỏ mắt.
  • T3 – T4 – T5 tham gia vào sự điều tiết ra mồ hôi nách là chính nhưng cũng tham gia cả vào sự điều tiết ra mồ hôi tay.

Tại Bệnh viện ĐK tỉnh Thái Bình, Phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt hạch giao cảm qua một cổng và sử dụng năng lượng Laser hoặc dòng điện cao tần để đốt hạch N3 hoặc N3-N4 là một trong các phương pháp đang được ứng dụng hiện nay để điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi. Thời gian cho phẫu thuật này từ 15-20 phút, ít biến chứng trong và sau mổ và khả năng phục hồi sau mổ ngắn. Người bệnh có thể xuất viện ngày thứ 1 sau mổ.

Để biết thêm thông tin về bệnh lý này và phương pháp điều trị, mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình Tư vấn sức khỏe trực tuyến chủ đề “Điều trị tăng tiết mồ hôi tay – Chỉ trong 24h” vào 9h30′ ngày 03/6/2023 trên trang fanpage Phòng Công tác xã hội – BVĐK tỉnh Thái Bình, với sự tham gia của ThS. Bs. Đỗ Tất Thành – Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch – Lồng ngực, PGĐ Trung tâm Tim mạch, BVĐK tỉnh Thái Bình.

PHÒNG CTXH