Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Trung Quốc nhấn mạnh rằng virus đậu mùa khỉ vẫn tiếp tục lưu hành từ các đợt bùng phát trước đó và biến thể của nó có tác động đáng kể đến sức khỏe toàn cầu.
Để chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp Đậu mùa khỉ, kiểm soát kịp thời không để bùng phát diện rộng, hạn chế tối đa số ca mắc và tử vong. Bệnh viện tăng cường thực hiện một số nội dung sau:
- Tăng cường giám sát, phát hiện các trường hợp có dấu hiệu nghị ngờ: Có phát ban cấp tính dạng mụn nước hoặc mụn mủ, kèm theo đau đầu, sốt > 38,5 độ, nổi hạch, đau cơ mệt mỏi; trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát có quan hệ với nhiều bạn tình.
- Tăng cường công tác phòng bệnh: Che miệng khi ho, không khạc nhổ bừa bãi, sát khuẩn tay nhanh hoặc rửa tay sau khi ho, hắt hơi,…
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, vật tư y tế… sẵn sàng thu dung và điều trị bệnh nhân Đậu mùa khỉ; Phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong Bệnh viện.
- Cập nhập phác đồ điều trị theo đúng quy định của Bộ Y tế.
- Sẵn sàng kế hoạch tập huấn cho cán bộ các tuyến, nhân viên y tế trong bệnh viện về giám sát, các biện pháp phòng, chống lây nhiễm, chăm sóc, điều trị bệnh Đậu mùa khỉ.
- Sẵn sàng tổ chức tập huấn cho tuyến dưới về nội dung tiếp cận, phân loại, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc, cách ly bệnh Đậu mùa khỉ khi được yêu cầu.
- Rà soát, xây dựng dự trù sử dụng thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư phục vụ điều trị cho người bệnh Đậu mùa khỉ.
- Tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng chống Đậu mùa khỉ theo khuyến cáo Bộ Y tế, cập nhập và chia sẻ thông tin về tình hình bệnh Đậu mùa khỉ tại Thái Bình, Việt Nam trên các phương tiện tuyền thông của Bệnh viện: Facebook, Website và loa phát thanh.
PHÒNG CTXH
Xem thêm: