Sử dụng Căn cước công dân gắn chíp khi khám, chữa bệnh để thay thế cho Thẻ bảo hiểm y tế giấy

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Bệnh viện thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử; tăng cường sự hài lòng của người bệnh trong quá trình khám, chữa bệnh cũng như góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số, thời gian qua BVĐK tỉnh Thái Bình đã triển khai sử dụng căn cước công dân (CCCD) gắn chip trong đăng kí khám, chữa bệnh tại Bệnh viện. Việc làm này đã đem lại rất nhiều lợi ích, tạo nhiều thuận lợi cho người dân đến khám, chữa bệnh tại Bệnh viện.

Theo Đề án 06, CCCD có gắn chip sẽ được tích hợp nhiều thông tin liên quan đến người dân, trong đó có thông tin thẻ BHYT. Điều này có nghĩa là người dân có thể khám, chữa bệnh BHYT tại các cơ sở khám, chữa bệnh mà không cần kèm theo thẻ BHYT giấy. Việc này đã tạo ra nhiều tiện ích, đặc biệt là những người có nhu cầu khám, chữa bệnh thường xuyên.

Việc tích hợp tất cả thông tin trong một loại thẻ sẽ rút ngắn thời gian làm thủ tục khám, chữa bệnh BHYT. Chỉ cần cung cấp thẻ CCCD có tích hợp BHYT tại quầy làm thủ tục của Bệnh viện, người bệnh đã hoàn thành việc đăng ký khám, chữa bệnh bằng BHYT.

Sử dụng căn cước công dân định danh mức 2 để đăng kí khám bệnh

Bên cạnh đó, sử dụng CCCD gắn chip còn giảm thiểu rủi ro nếu mất mát, hư hỏng thẻ BHYT giấy. Khi đi khám bệnh, người bệnh không cần phải mang theo nhiều loại giấy tờ tùy thân.

Ngoài ra, khi có CCCD gắn chip, người bệnh có thể dễ dàng chuyển đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT, được đảm bảo quyền lợi khi tham gia BHYT, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT cũng như phòng ngừa và chống gian lận BHYT…

Có thể thấy rằng, việc sử dụng CCCD gắn chip trong khám, chữa bệnh giúp các thủ tục hành chính cũng như việc quản lý trở nên thuận tiện, nhanh chóng và hạn chế các giấy tờ không cần thiết. Cùng với đó, việc đồng bộ dữ liệu thông tin trong CCCD gắn chip còn giúp người bệnh tránh các trường hợp quên thẻ BHYT hay giấy tờ tùy thân, giúp việc đăng kí khám bệnh trở nên dễ dàng.

Dưới đây là một số lưu ý khi tích hợp thông tin BHYT vào CCCD:

  1. Thẻ BHYT phải còn hiệu lực.
  2. CCCD phải có mã QR.
  3. Thông tin trên CCCD và thẻ BHYT phải chính xác

Cách tích hợp thẻ bảo hiểm y tế vào căn cước công dân

Có một số cách để tích hợp thẻ BHYT vào thẻ CCCD gắn chip. Đối với trường hợp người dân đã có thẻ CCCD nhưng chưa tích hợp với thẻ BHYT có thể thực hiện theo các cách sau:

1. Đến cơ quan Bảo hiểm xã hội

Đây là cách tích hợp thông tin BHYT vào CCCD phổ biến nhất. Bạn chỉ cần mang theo CCCD và thẻ BHYT còn hiệu lực đến cơ quan BHXH gần nhất để yêu cầu tích hợp. Sau khi tích hợp xong, bạn sẽ được nhận lại CCCD có tích hợp thông tin BHYT.

Thông qua điều chỉnh thông tin trên ứng dụng VssID để tích hợp thẻ BHYT vào CCCD gắn chip

2. Tích hợp thông tin BHYT trực tuyến

Người dân có thể thực hiện tích hợp thông tin BHYT vào CCCD gắn chip trực tuyến trên webiste Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam bằng chức năng thay đổi số căn cước công dân trên VssID. Cách này được áp dụng trong trường hợp người dân đã đăng ký sử dụng ứng dụng VssID trước khi có thẻ CCCD gắn chip 12 số.

Sau khi người dân cập nhật thành công thông tin thẻ CCCD gắn chip lên hệ thống thì dữ liệu thẻ BHYT sẽ được tự động tích hợp vào CCCD gắn chip. Khi này người dân có thể đi khám chữa bệnh bằng thẻ CCCD gắn chip.

3. Tích hợp thông tin BHYT qua ứng dụng VssID​

VssID là ứng dụng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam phát triển. Người dân có thể sử dụng ứng dụng VssID để tích hợp thẻ BHYT vào CCCD gắn chip trong trường hợp người dân đã có thẻ CCCD gắn chip 12 số và chưa đăng ký sử dụng VssID.

Theo đó khi đăng ký tài khoản sử dụng VssID bằng thẻ CCCD gắn chip thì thẻ bảo hiểm y tế của cá nhân sẽ được tự động tích hợp vào CCCD của cá nhân đó. Các bước thực hiện như sau:

  • Bạn tải về ứng dụng VssID trên điện thoại thông minh.
  • Sau đó, bạn cần nhập các thông tin cần thiết gồm: số căn cước công dân gắn chip (12 số), mã số BHXH, họ tên, ngày sinh, giới tính, số điện thoại, email và chụp ảnh mặt trước và mặt sau của căn cước công dân.
  • Sau khi gửi thông tin lên ứng dụng, bạn sẽ nhận được thông báo xác nhận từ cán bộ bảo hiểm xã hội trong vòng 24 giờ.

Khi đã được phê duyệt và đăng ký tài khoản VssID thành công thì thẻ BHYT của bạn đã được tích hợp vào CCCD. Bạn có thể sử dụng CCCD để thay thế cho thẻ BHYT khi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế có hỗ trợ tính năng này.

4. Tích hợp thông tin BHYT bằng ứng dụng VNeID

Hiện tại ứng dụng VNeID đã cập nhật thêm tính năng cho phép người dùng có thể tự tích hợp một số giấy tờ cá nhân trong đó có thẻ bảo hiểm y tế vào VNeID một cách dễ dàng.

Để tích hợp thẻ BHYT vào ứng dựng VNeID lên phiên bản mới nhất (từ phiên bản 2.0.4 trở lên):

Bước 1: Nâng cấp ứng dụng VNeID lên phiên bản mới nhất (từ phiên bản 2.0.4 trở lên)

2 cách kiểm tra phiên bản của ứng dụng VNeID

Bạn có thể kiểm tra phiên bản của VNeID trên cửa hàng trực tuyến (3) CHPlay (đối với điện thoại Android) và Apple Store (đối với điện thoại iOS) hoặc bạn kiểm tra phiên bản hiện của VNeID tại mục cá nhân (1) trên VNeID.

Bước 2: Đăng nhập vào VNeID với tài khoản định danh điện tử mức 2

Điều kiện là bạn cần có thẻ Căn cước công dân gắn chíp và thực hiện đăng kí tại cơ quan Công an.

Các bước tích hợp thông tin thẻ BHYT trên VNeID

Bước 3: Bạn chọn “Ví giấy tờ” tại màn hình chính (1)

Bước 4: Bạn chọn “Tích hợp thông tin” (2) và tạo mới yêu cầu (3). Sau đó bạn chọn loại thông tin là “Thẻ bảo hiểm y tế” (4)

Nhập thông tin thẻ BHYT và nhận thống báo từ hệ thống

Bước 5: Bạn nhập 10 ký tự cuối trên mã số thẻ BHYT (5)

Bước 6: Bạn nhấn chọn “Gửi yêu cầu: và nhận thông báo gửi yêu cầu thành công

Hệ thống sẽ gửi thông tin đi tra cứu để phê duyệt trước khi hiển thị lên trên ứng dụng VNeID của bạn. Như vậy là bạn đã hoàn tất việc tự tích hợp thẻ BHYT lên VNeID. Sau khi tích hợp thẻ BHYT thành công vào VNeID, bạn có thể sử dụng nó để đăng ký khám chữa bệnh BHYT tại cơ sở y tế, xem lịch sử khám chữa bệnh, các quyền lợi bảo hiểm y tế và nhiều thông tin liên quan khác trên ứng dụng VNeID.

Tích hợp thẻ BHYT vào CCCD gắn chip khi đi làm CCCD gắn chip

PHÒNG CTXH

Bài viết cùng chủ đề: