Răng khôn là gì?
Răng khôn (còn gọi là răng số 8, răng hàm lớn thứ ba) là răng mọc cuối cùng của hàm, thông thường mọc ở người trong độ tuổi 17 đến 25. Răng khôn gây ra nhiều tranh cãi khác nhau do chức năng của nó không rõ ràng mà lại gây ra nhiều phiền toái. Nha khoa thế giới vẫn chưa thực sự thống nhất về việc có nên giữ răng khôn hay nhổ.răng mọc như: răng sữa không. Theo sự tiến hóa của con người răng khôn dần dần không tham gia vào quá trình nhai và thoái triển biến mất dần, cũng theo đó một người trưởng thành có tối đa là 4 răng khôn và cũng có thể không có răng khôn nào.
Biến chứng khi mọc răng khôn
Viêm lợi trùm: Do răng mọc lệch, không đúng chỗ khiến việc vệ sinh làm sạch bị cản trở hoặc khó khăn. Điều này rất dễ gây viêm nhiễm, sưng đỏ, đau quanh thân răng và có thể tạo túi mủ áp xe.
Viêm nhiễm kéo dài có thể dẫn đến phá hủy xương xung quanh răng và các răng bên cạnh. Đặc biệt trong trường hợp nặng sẽ gây viêm xương hàm và nhiễm trùng huyết.
Sâu các răng kế bên: Răng khôn mọc lệch bị kẹt tựa vào răng kế gây sâu răng này và răng cối lớn thứ 2.
Nang thân răng: Các răng khôn mọc ngầm trong xương có thể tạo thành nang thân răng tiến triển âm thầm. Nếu không được điều trị, xương hàm sẽ bị tiêu dần dần.
Chen chúc răng: Răng khôn mọc lệch có thể làm các răng khác chen chúc nhau.
Khít hàm: Răng khôn mọc lệch thường kèm theo nhiễm trùng gây đau, khó ăn nhai và khó cử động hàm.
Gây sâu răng: Răng khôn mọc lệch sẽ tạo ra những khe giắt thức ăn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng khôn và có thể lan truyền sang răng bên cạnh.
U nguyên bào men: Là trường hợp hiếm gặp. Phương pháp điều trị thường là phải cắt đoạn xương hàm.
Phương pháp điều trị
Các trẻ đến năm 16 tuổi cần đi khám tại cơ sở nha khoa uy tín để được kiểm tra chính xác tình trạng, triệu chứng và những ảnh hưởng của răng đến hàm. Theo đó, bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp can thiệp, theo dõi phù hợp.
Nếu răng khôn có hướng mọc không đúng trên cung răng biện pháp phù hợp là can thiệp nhổ bỏ răng khôn sớm giúp cho tránh bị ảnh hưởng đến khớp cắn của bệnh nhân.
Một số trường hợp răng khôn bị viêm nhiễm lâu ngày không điều trị có biến chứng cần được điều trị tích cực với kháng sinh toàn thân (kết hợp nhiều loại kháng sinh) sau khi kiểm soát được viêm nhiễm sẽ chủ động nhổ răng khôn tránh tái phát.
Răng khôn là 1 trong các bệnh lý không có diễn biến cấp tính vì vậy bệnh nhân khó có thể nhận biết và can thiệp sớm. Do vậy, bệnh nhân nên thăm khám từ năm 16 tuổi hoặc định kì 6 tháng/ lần giúp phát hiện sớm qua khảo sát trên Xquang, CT conebeam và điều trị kịp thời tránh các biến chứng không mong muốn.
Để được tư vấn chi tiết về các gói khám cũng như cách đặt lịch khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, quý khách vui lòng liên hệ số HOTLINE:
- Đặt lịch đăng kí khám bệnh: 02273.841.730
- Tư vấn hướng dẫn: 02273.831.101
- Khoa Răng hàm mặt: 02273.841.736
PHÒNG CTXH
- Hưởng ứng Tuần lễ “Dinh dưỡng và Phát triển” 16-23/10/2024
- Mời chào giá gói thầu Mua sắm hóa chất, vật tư sử dụng trong 3 tháng của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
- Sơ kết công tác Bệnh viện 9 tháng và triển khai nhiệm vụ Quý IV năm 2024.
- Quy trình khám Cấp cứu
- UBND tỉnh trao tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc