Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người trên thế giới tự kết liễu cuộc đời mình. WHO cho rằng tình trạng kinh tế khó khăn, mái ấm gia đình bị đổ vỡ và nạn nghiện ngập là những nguyên nhân chính khiến giới trẻ muốn kết liễu đời mình. Ngày thế giới phòng, chống tự tử 10/9 hàng năm là hoạt động thúc đẩy cam kết và hành động trên toàn thế giới để phòng chống tự tử.
Trung bình mỗi ngày có khoảng 3000 người chết vì tự tử. Cứ mỗi người chết vì tự tử thì có khoảng 20 người tự tử thất bại. Trước đây, vấn đề tự tử được xem như một vấn đề xã hội, ít được mọi người chú ý, nhưng mức độ nghiêm trọng của nó cũng không kém phần dịch bệnh, đã cướp đi sinh mạng của con người. Tuy nhiên, tự tử là vấn đề hoàn toàn có thể ngăn ngừa và ngăn chặn được. Việc ngăn ngừa tự tử cần phải phát hiện sớm những dấu hiệu của người có ý định tự tử để kịp thời tư vấn, ngăn chặn và cứu giúp.
MỘT SỐ DẤU HIỆU CÓ THỂ DẪN ĐẾN TỰ TỬ
– Tình trạng kéo dài của cảm giác buồn bã; cô đơn; thiếu năng lượng và không hứng thú; chán ghét, thờ ơ với mọi việc.
– Cảm giác chỉ muốn rút lui khỏi các hoạt động và tương tác xã hội mà mình vẫn thường xuyên tham dự; ngại giao tiếp.
– Có thể có một số hành vi khác thường và sau đó là khuynh hướng mạo hiểm, buông thả bản thân; dễ nổi nóng, cáu gắt.
– Có những thay đổi về giấc ngủ hay thì dễ bị kích động.
BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN:
- Đối với người thân, cộng đồng:
– Tiếp cận với đối tượng, trao đổi để tìm hiểu về những khó khăn, bế tắc hiện tại, giúp họ vượt qua khủng hoảng và có suy nghĩ, hành động tích cực hơn.
– Khuyến khích họ thay đổi lối sống lành mạnh, lạc quan, phát triển những thói quen tốt như tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao, ăn, ngủ điều độ, không sử dụng các chất kích thích.
– Thường xuyên liên lạc và cung cấp cho họ những địa chỉ tư vấn tâm lý tin cậy để khi gặp khó khăn họ có thể tìm kiếm sự giúp đỡ.
– Loại bỏ những phương tiện mà đối tượng có khả năng dùng để tự tử, không cho họ đến gần những địa điểm nguy hiểm như nhà cao tầng, cầu, sông, hồ,…
– Với học sinh và trẻ vị thành niên, phụ huynh cần kiên nhẫn lắng nghe, quan tâm; thầy cô gần gũi bảo ban nhẹ nhàng, giảm nhẹ áp lực học tập để giúp các em vơi bớt ý nghĩ tiêu cực nhất thời.
- Đối với cá nhân người bệnh:
– Duy trì mối quan hệ mật thiết với những người xung quanh. Tham gia các hoạt động tình nguyện, làm việc từ thiện.
– Suy nghĩ tích cực, cố gắng nghĩ và cảm nhận về một khoảnh khắc tốt đẹp trong cuộc sống.
– Khi gặp bế tắc, nếu dành thời gian để đau đớn thì hãy đứng lên, đối mặt để giải quyết. Tâm sự với ai đó về khó khăn của mình là một trong những cách để bản thân cảm thấy đỡ áp lực và nặng nề hơn.
– Chăm sóc sức khỏe bản thân, ăn uống lành mạnh, đầy đủ.
– Mọi người cần tìm hiểu kỹ kiến thức về phòng ngừa tự tử để tuyên truyền sâu rộng hơn nữa cho người dân trên tất cả các kênh thông tin.
PHÒNG CTXH
- BVĐK tỉnh Thái Bình tích cực hưởng ứng Giải Thể dục thể thao ngành Y tế lần thứ XII, năm 2024
- Luật sửa đổi- bổ sung một số điều của Luật cán bộ- công chức và Luật viên chức
- Phác đồ điều trị các bệnh nội khoa
- Danh mục – Bảng giá vật tư y tế Nhà thuốc 2023
- Công bố quyết định bổ nhiệm; điều động và bổ nhiệm cán bộ quản lý khoa, phòng, trung tâm