Bệnh đậu mùa khỉ: những điều cần biết và cách phòng tránh

Bệnh đậu mùa khỉ (Monkeypox), gọi tắt MPX, là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, diễn ra ở một số động vật bao gồm cả con người. Bệnh xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1958 ở những con khỉ trong phòng thí nghiệm. Những trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên ở người được tìm thấy vào năm 1970 tại CHDC Congo. Theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ cuối tháng 7-2022, chỉ sau 2 tháng, dịch đã lan ra 78 nước, rất có thể trở thành “Covid-19 thứ hai”.

1. Các trường hợp bệnh

Trường hợp nghi ngờ: Là người ở mọi lứa tuổi, đang sinh sống tại quốc gia không lưu hành bệnh đậu mùa khỉ, bị phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân và có một hoặc nhiều dấu hiệu, triệu chứng sau (từ 15/3/2022): Đau đầu, sốt (>38,5 độ C), nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau cơ, đau lưng, suy nhược.

Trường hợp có thể: Là trường hợp nghi ngờ và có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ như sau:

– Tiếp xúc trực tiếp với người mắc; tiếp xúc vật lý trực tiếp với da hoặc tổn thương da, bao gồm cả quan hệ tình dục; hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, giường hoặc đồ dùng của ca bệnh có thể hoặc xác định mắc bệnh đậu mùa khỉ trong 21 ngày trước khi bắt đầu có triệu chứng.

– Có tiền sử đi du lịch đến các quốc gia có lưu hành bệnh đậu mùa khỉ trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng.

– Có nhiều bạn tình trong 21 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng.

– Có kết quả xét nghiệm huyết thanh dương tính với vi-rút orthopoxvirus (trong trường hợp chưa tiêm phòng bệnh đậu mùa hoặc chưa tiếp xúc với các chủng vi-rút orthopoxvirus đã biết khác).

– Có các triệu chứng nêu trên đến mức phải nhập viện.

Trường hợp xác định: Là trường hợp nghi ngờ hoặc trường hợp có thể và có kết quả xét nghiệm Realtime PCR dương tính với vi-rút đậu mùa khỉ.

Trường hợp loại trừ: Là trường hợp nghi ngờ hoặc trường hợp có thể nhưng có kết quả xét nghiệm Realtime PCR âm tính với vi-rút đậu mùa khỉ.

Theo khuyến cáo của WHO, các trường hợp nghi ngờ và trường hợp có thể mắc bệnh đậu mùa khỉ đều phải được điều tra. Nếu được chẩn đoán xác định phải cách ly cho đến khi các tổn thương trên da của người mắc khô, bong vảy và lành hẳn.

2. Dấu hiệu nhận biết

  • Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây từ người sang người khi tiếp xúc gần gũi, lây qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.
  • Bệnh thường diễn biến nặng trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người bị suy giảm miễn dịch. – Thời gian ủ bệnh từ 5 – 21 ngày (thường từ 6 – 13 ngày).
  • Bệnh đậu mùa khỉ có các biểu hiện triệu chứng tương tự như bệnh đậu mùa, tuy nhiên hay gặp tổn thương da toàn thân và có hạch to.

3. Biện pháp phòng bệnh

– Người xác định mắc bệnh phải được cách ly y tế khi điều trị khỏi bệnh;

– Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường

– Che miệng khi ho, hắt hơi

– Trường hợp nghi ngờ nếu có các triệu chứng cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế, chủ động tự cách ly và tránh quan hệ tình dục

– Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ cần lưu ý:

  • Tránh tiếp xúc với động vật có vú bị bệnh như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng (chết hoặc sống) có thế chứ vi rút đậu mùa khỉ
  • Không nên ăn hoặc tiếp xúc với động vật hoang dã.
  • Không ăn thịt động vật chưa nấu chín kỹ.
  • Không ăn các sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh.

PHÒNG CTXH