Tại Việt Nam, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong thời gian qua và việc gián đoạn cung ứng các vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2023 đã tác động đến tỷ lệ tiêm chủng các vắc xin cho trẻ em trên toàn quốc. Nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm chủng đủ mũi các vắc xin trong những năm gần đây là yếu tố nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh bao gồm Sởi.
Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm thanh quản, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, bùng phát lao tiềm ẩn, thậm chí có thể viêm não dễ dẫn đến tử vong, bệnh đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng.
Virus sởi có tốc độ lây lan cực kỳ nhanh chóng, cứ trung bình khi có 1 người bị sởi thì sẽ lây lan thêm khoảng 20 người khác. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của mình và những người xung quanh, cần chủ động trong việc phòng tránh với những biện pháp sau đây:
· Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh Sởi đầy đủ, đúng lịch, đặc biệt là đối với trẻ dưới 5 tuổi.
· Áp dụng các biện pháp dự phòng chung như đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người hoặc bệnh viện.
· Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhất là khi chăm sóc trẻ.
· Giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ.
· Uống đầy đủ nước mỗi ngày.
· Bổ sung các loại thực phẩm có nhiều vitamin A như cà rốt, các loại rau xanh thẫm và các loại quả có màu vàng, màu da cam.
· Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh sởi, cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
☎ Để được tư vấn chi tiết về các mặt bệnh, gói khám cũng như cách đặt lịch khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, quý khách vui lòng liên hệ số HOTLINE:
Đặt lịch đăng kí khám bệnh: 02273.830.158 hoặc 0868.530.112
- Thư mời chào giá “Mua sắm hệ thống máy nội soi Tai Mũi Họng, máy điều trị nội nha và định vị chóp cho khoa Tai mũi họng và Răng hàm mặt”
- Hội nghị Sơ kết nhiệm vụ công tác quý I và triển khai kế hoạch công tác quý II năm 2023
- Danh mục, tỷ lệ, điều kiện thanh toán Thuốc BHYT
- Tập huấn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người
- Thông báo về việc bán chất thải rắn y tế thông thường được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế (bìa cát tông, vật liệu nhựa, vật liệu thuỷ tinh)