Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi thời tiết chuyển lạnh

Thời tiết thay đổi, lạnh đột ngột làm cho các mạch máu co lại, dẫn tới tăng huyết áp, gây xuất huyết não. Nhiều người trời lạnh thường ít vận động, dẫn tới tăng cân cũng là yếu tố làm tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ.

1. Vì sao khi trời lạnh làm tăng nguy cơ đột quỵ?

Đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não) xảy ra khi dòng máu cung cấp cho một phần của não, nuôi các cơ quan đặc biệt là não đột nhiên bị chặn lại hoặc khi có một mạch máu trong não bộ bị vỡ khiến máu tràn ra ngoài đè ép vào các tế bào não.

Khi trời lạnh, nhiệt độ trong nhà và ngoài trời việc thay đổi nhiệt độ đột ngột (từ trong phòng ấm ra trời lạnh,…) nên dẫn đến tình trạng mạch máu co thắt mạch máu, cơ thể giữ nước. Từ đó có thể làm cho huyết áp tăng cao đột ngột nên dễ dẫn đến các tai biến như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Nguyên nhân gây đột quỵ là do sự bất ổn của tuần hoàn máu não

2. Những người có nguy cơ đột quỵ khi trời lạnh?

  • Có những cơn đau thắt ngực không rõ nguyên nhân.
  • Hay hồi hộp, tim đánh trống ngực hoặc cảm giác hụt nhịp tim.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi khó thở nhiều, thở khò khè, đau mỏi cơ bắp, bị chuột rút.
  • Mạch đập quá nhanh hoặc quá chậm khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi bình thường
  • Béo phì, thừa cân, ít vận động.
  • Hút thuốc lá thường xuyên hoặc uống rượu bia nhiều.
  • Có người thân trong gia đình bị bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.
  • Bị đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.
  • Nữ trên 45 tuổi, nam trên 40 tuổi.
  • Với những người từng bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, trời lạnh sẽ làm tăng nguy cơ nặng/tái phát các bệnh nói trên.
Những người uống rượu bia nhiều có nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim cao hơn.

3. Các triệu chứng cảnh báo đột quỵ?

Các dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm:

  • Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.
  • Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.
  • Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ.
  • Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.
  • Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ
  • Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn

Người bị đột quỵ có thể có một vài dấu hiệu trên. Tùy thể trạng sức khỏe của mỗi người mà dấu hiệu đột quỵ khác nhau.

Những dấu hiệu đột quỵ có thể đến và qua đi rất nhanh. Bạn cần lắng nghe cơ thể, khi thấy các dấu hiệu này xuất hiện cần chủ động đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra, không nên uống bất cứ loại thuốc nào, xoa bóp, bấm huyệt. Thời gian “vàng” cho bệnh đột quỵ là 3 – 6h, mỗi phút qua đi, mức độ tổn thương của hệ thần kinh càng nặng nề hơn.

4. Cần làm gì để tránh các nguy cơ

Việc phòng ngừa cơn đột quỵ cần được quan tâm đúng mức, nhất là khi có sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Một chế độ ăn uống khoa học và tập luyện phù hợp là biện pháp phòng ngừa bệnh đột quỵ hiệu quả:

  • Không nên tắm ngay sau khi vừa ở ngoài trời nắng gắt hoặc vận động thể lực đổ mồ hôi nhiều.
  • Vào mùa đông, nên ngủ trong phòng kín gió, đủ ấm.
  • Buổi sáng thức dậy không nên ra khỏi chăn và xuống giường quá đột ngột, cần có vài động tác thể dục để cơ thể thích ứng với điều kiện bên ngoài.
  • Không nên uống rượu nhiều khi trời lạnh. Chất cồn lưu lại trong máu lâu do khả năng bài tiết qua đường mồ hôi giảm, dẫn tới tăng huyết áp. Khi đó, chỉ cần xuất huyết nhẹ là đủ dẫn tới tai biến.

Bên cạnh đó, để phòng ngừa cơn đột quỵ người bệnh có thể sử dụng các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên để cải thiện chức năng của hệ thống mạch máu, làm tăng khả năng thích ứng của hệ thống mạch máu khi thời tiết thay đổi đột ngột.

Dù trời nóng hay trời lạnh thì việc tầm soát đột quỵ là vô cùng quan trọng để phát hiện bệnh sớm và có những biện pháp điều trị kịp thời. Hiện nay, Chụp cộng hưởng từ – MRI/MRA được coi là công cụ “vàng” tầm soát đột quỵ não. MRI được sử dụng để kiểm tra tình trạng hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt có giá trị trong chụp ảnh chi tiết não hoặc thần kinh cột sống. Do có độ phân giải và tương phản tốt nên hình ảnh MRI cho phép phát hiện ra các điểm bất thường ẩn sau các lớp xương mà các phương pháp tạo ảnh khác khó có thể nhận ra. MRI có thể cho kết quả chuẩn xác hơn so các kỹ thuật dùng tia X (ngoại trừ kỹ thuật chụp DSA đánh giá mạch máu) trong chẩn đoán các bệnh lý não, tim mạch, đột quỵ,… Hơn nữa, quá trình chụp bằng MRI không gây tác dụng phụ như trong chụp X-quang hay cắt lớp vi tính (CT).

Máy MRI – công cụ “vàng” tầm soát đột quỵ não

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình hiện đang sở hữu Hệ thống chụp MRI 1.5 Tesla với chất lượng hình ảnh cao, cho phép đánh giá toàn diện, không bỏ sót tổn thương. Với hệ thống trang thiết bị tối tân và áp dụng các phương pháp điều trị hiện đại, đội ngũ chuyên gia chẩn đoán hình ảnh và thần kinh giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình là địa chỉ khám, điều trị và tầm soát nguy cơ đột quỵ uy tín, đáng tin cậy.

Chương trình”Bác sĩ của bạn” chủ đề “TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO – BỆNH LÝ NGUY HIỂM VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT” với sự tham gia của BSCKII. Phạm Hồng Long – PTK Thần Kinh, BVĐK tỉnh Thái Bình:

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ số điện thoại 02273.831.102 để được tư vấn hướng dẫn!

PHÒNG CTXH