Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội khảo sát năng lực tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật về vi phẫu hàm mặt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.

Nếu như trước đây, nhiều tổn thương vùng hàm mặt khó điều trị bảo tồn khi phải phẫu thuật thì hiện nay, với những tiến bộ trong vi phẫu đã mang lại chất lượng điều trị mới. Để chuyển giao kỹ thuật vi phẫu hàm mặt tới bệnh viện tuyến tỉnh, sáng ngày 14/08/2024, Đoàn công tác của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương (TW) do PGS.TS Nguyễn Quang Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện làm trưởng đoàn đã đến khảo sát và làm việc tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Thái Bình về việc tư vấn, hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật  vi phẫu hàm mặt.

Tiếp đón đoàn, về phía BVĐK tỉnh Thái Bình có: TTND.TS.BSCKII Nguyễn Thị Minh Chính, Giám đốc Bệnh viện; TTND.TS.BSCKII Lại Đức Trí, Phó giám đốc Bệnh viện cùng trưởng/phó các khoa Răng Hàm Mặt, Gây mê – Hồi sức,  Phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực và phòng Chỉ đạo tuyến.

TTND.TS.BSCKII Nguyễn Thị Minh Chính, Giám đốc Bệnh viện tiếp đoàn công tác.

Phát biểu tại buổi làm việc, TTND.TS.BSCKII Lại Đức Trí, Phó giám đốc Bệnh viện nhấn mạnh Khoa Răng Hàm Mặt là đơn vị đầu ngành của tỉnh trong triển khai các kỹ thuật chuyên sâu về phẫu thuật hàm, mặt với đội ngũ cán bộ chuyên môn cao gồm Tiến sĩ, BS CKII được đào tạo bài bản. Trong quá trình khảo sát, đồng chí Phó giám đốc Bệnh viện rất mong nhận được sự góp ý của các chuyên gia để Bệnh viện tiếp tục đầu tư trang thiết bị, đủ năng lực, điều kiện tiếp cận được những kỹ thuật của tuyến Trung ương, đặc biệt là kỹ thuật vi phẫu hàm mặt, qua đó góp phần nâng cao chất lượng KCB và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

TTND.TS.BSCKII Lại Đức Trí, Phó giám đốc Bệnh viện phát biểu tại buổi làm việc.

Khoa Răng Hàm Mặt, BVĐK tỉnh Thái Bình hiện có 24 cán bộ, nhân viên y tế, trong đó có 9 bác sĩ ( 1 tiến sĩ, 1 BSCKII, 5 BSCKI, 2 bác sĩ đang học CKI và cao học ); 15 điều dưỡng. Trong 348 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt hiện tại khoa đã triển khai được khoảng 80%,  trong đó có một số kỹ thuật tiêu biểu như:  Phẫu thuật kết hợp xương nẹp vít; cắt bỏ u lành, u tuyến, cắt tuyến; cắt nang xương hàm, nang sàn miệng; cắt nang răng; cắt ung thu vùng hàm mặt có nạo vét hạch dưới hàm hạch cổ; phẫu thuật lấy sỏi tuyến, ống tuyến nước bọt; phẫu thuật ghép xương sau cắt nang….Trung bình mỗi năm Khoa điều trị khoảng 2000 lượt bệnh nhân nội trú.

TS. BS Hà Văn Hưng, trưởng khoa Răng Hàm Mặt, BVĐK tỉnh Thái Bình giới thiệu khái quát về hoạt động của Khoa.

Sau khi nghe giới thiệu khái quát về hoạt động của bệnh viện và Khoa Răng Hàm Mặt, Đoàn công tác đã thăm quan và khảo sát thực tế điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nguồn nhân lực tại khoa Răng Hàm Mặt và khoa Gây mê Hồi sức của BVĐK tỉnh Thái Bình để tư vấn, hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật vi phẫu hàm mặt.

Đoàn công tác khảo sát trang thiết bị, bộ dụng cụ phục vụ phẫu thuật tại Khoa Răng Hàm Mặt và Khoa Gây mê – hồi sức
Đoàn công tác khảo sát trang thiết bị, bộ dụng cụ phục vụ phẫu thuật tại Khoa Răng Hàm Mặt và Khoa Gây mê – hồi sức

Qua khảo sát trang thiết bị kỹ thuật, các bộ dụng cụ phẫu thuật tại khoa Răng Hàm Mặt và khoa Gây mê – Hồi sức , đoàn công tác đánh giá cao sự đầu tư trang thiết bị kỹ thuật của  BVĐK tỉnh Thái Bình khi đã có 2 hệ thống kính hiển vi phẫu thuật hiện đại, bộ dụng cụ phẫu thuật mạch máu lớn, bộ dụng cụ phục vụ phẫu thuật vi phẫu.  Để triển khai thành công kỹ thuật vi phẫu hàm mặt, tổ chuyên gia đề nghị BVĐK tỉnh Thái Bình cần đầu tư thêm một số dụng cụ phẫu thuật và gây mê hồi sức như : bộ dụng cụ phẫu thuật mạch máu nhỏ, bổ sung đầu soi camera, ống nội khí quản mềm lò xo, đầu soi ống nội khí quản mềm, máy đo khí máu và xây dựng gói giảm đau sau mổ.

PGS.TS Lê Ngọc Tuyến, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình Thẩm mỹ đánh giá về khả năng triển khai kỹ thuật vi phẫu hàm mặt tại BVĐK tỉnh Thái Bình.
TS. BS Lại Bình Nguyên, Phó trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW Hà Nội đánh giá cao các trang thiết bị y tế, dụng cụ phục vụ kỹ thuật vi phẫu mà BVĐK tỉnh Thái Bình đã đầu tư.
BSCKII Tô Thị Thái, Phó Trưởng khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW Hà Nội đề xuất một số trang thiết bị y tế cần bổ sung để triển khai kỹ thuật vi phẫu hàm mặt.

Đại diện đoàn công tác, PGS.TS Nguyễn Quang Bình cho biết : Các căn bệnh như ung thư xương hàm, u men xương hàm, chấn thương hàm mặt… là những bệnh thường phải làm vi phẫu thuật để tái tạo khuyết hổng vùng hàm mặt và nhu cầu tạo hình cho bệnh nhân nhân mổ nang lớn ngày càng cao. Kỹ thuật vi phẫu được Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội triển khai từ năm 2009 đến nay đã trở thành kỹ thuật thường quy tại bệnh viện. PGS.TS Nguyễn Quang Bình nhấn mạnh với sự quyết tâm của ban lãnh đạo Bệnh viện, nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ Tiến sĩ, BSCKII giàu kinh nghiệm, các bác sĩ trẻ đầy nhiệt huyết và hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, BVĐK tỉnh Thái Bình đảm bảo các điều kiện để tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật vi phẫu hàm mặt.

PGS.TS Nguyễn Quang Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW Hà Nội phát biểu tại buổi làm việc

TTND.TS.BSCKII Nguyễn Thị Minh Chính, Giám đốc Bệnh viện trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong đoàn công tác. Ban Lãnh đạo Bệnh viện cùng các khoa, phòng liên quan sẽ chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, lên danh mục trang thiết bị cần đầu tư, bố trí nhân lực phù hợp để việc chuyển giao kỹ thuật vi phẫu hàm mặt đạt hiệu quả cao, tạo điều kiện thuận lợi để các bác sĩ học tập, tiếp nhận kỹ thuật mới, từ đó nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, mang lại dịch vụ y tế tốt nhất cho nhân dân.

Ban lãnh đạo BVĐK tỉnh Thái Bình và đại diện các khoa/ phòng chụp ảnh lưu niệm với Đoàn công tác Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW Hà Nội.
Khoa Răng Hàm Mặt, BVĐK tỉnh Thái Bình chụp ảnh lưu niệm với Đoàn công tác Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW Hà Nội

Phòng CTXH

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *