Zona thần kinh là bệnh lý không còn xa lạ với người Việt Nam. Tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu chữa trị không đúng cách, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng. Vậy zona thần kinh là gì, bệnh có lây không và cách chữa trị như thế nào. Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp những thắc mắc trên nhé.
1. Zona thần kinh là bệnh gì?
Bệnh zona thần kinh còn gọi là bệnh Zona, trong dân gian còn được gọi với tên gọi là “giời leo”. Bệnh zona là bệnh nhiễm trùng da do virus thần kinh Varicella zoster (VZV) – virus gây bệnh thủy đậu, thuộc họ virus herpes gây nên. Sau khi người bệnh bị bệnh thuỷ đậu đã khỏi thì vẫn còn một số virus Varicella tồn tại ở trạng thái tiềm tàng nhưng không gây bệnh. Các virus này cư trú ở các hạch thần kinh trong nhiều tháng, nhiều năm. Khi gặp các điều kiện thuận lợi như: suy giảm miễn dịch, các sang chấn tinh thần hoặc suy nhược cơ thể… loại virus này sẽ tái hoạt. Chúng nhân lên và phát triển lan truyền ra các đầu dây thần kinh cảm giác làm tổn thương niêm mạc, da từ đó gây nên bệnh zona. Đó chính là lý do mà zona là một bệnh ngoài da nhưng lại có tổn thương gốc ở dây thần kinh.
- Zona là bệnh ngoài da thường gặp do virus gây nên, bệnh xuất hiện ở cả 2 giới và mọi vùng dân cư.
- Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn gặp nhiều hơn ở trẻ em.
- Bệnh khỏi sau 2 đến 3 tuần, hiếm khi tái phát.
- Bệnh thường có những biến chứng và di chứng: nhiễm trùng, loét , đau sau zona và thành sẹo.
2. Dấu hiệu và triệu chứng của người bị bệnh zona thần kinh
Khi bị bệnh zona, da của bạn sẽ bị nổi ban đỏ. Các vết ban này sẽ biến thành mụn nước và tập trung theo từng đám như chùm nho. Ở giai đoạn đầu, các mụn nước căng lên và có dịch trong. Sau vài ngày sẽ chuyển màu đục dần rồi hóa mủ. Cuối cùng, chúng bị vỡ, hình thành nên các vảy và bong dần sau khi khô, để lại sẹo lấm tấm màu trắng trên da…
- Người bệnh có thể có sốt, người mệt mỏi và mất ngủ.
- Đau trước, trong và sau khi tổn thương da.
- Ngứa, rát bỏng hoặc rối loạn cảm giác vùng da bị tổn thương.
- Mụn nước, bọng nước thành đám
3. Điều trị bệnh zona thần kinh
Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị càng sớm càng tốt, tránh để lại di chứng.
* Hướng điều trị
- Dùng thuốc kháng virus càng sớm càng tốt
- Chăm sóc tại chỗ phù hợp từng giai đoạn tổn thương
- Giảm đau
- Dùng kháng sinh nếu bội nhiễm
- Nâng cao sức đề kháng
4. Tư vấn chăm sóc người bệnh zona thần kinh
Khi bị zona thần kinh, để tránh lây lan bệnh ra diện rộng và lây sang cho người khác, người bệnh cần lưu ý tuân thủ chế độ điều trị dùng thuốc theo đơn, chế độ dinh dưỡng phù hợp, vệ sinh thân thể, có chế độ luyện tập thể dục hợp lý.
* Chế độ dinh dưỡng:
- Kiêng thực phẩm nhiều chất béo
- Đồ uống có cồn, chất kích thích
- Hạn chế thức ăn nhiều đường, ngũ cốc tinh chế
- Nên tăng cường thức ăn đủ Protein, vitamin C và ăn nhiều rau, củ, quả
Zona tuy là bệnh không nguy hiểm nhưng biến chứng của chúng gây không ít phiền muộn cho người bệnh, đặc biệt là gây nên zona thần kinh hoặc loét giác mạc mắt gây mù lòa. Khi bị zona thần kinh không nên quá lo lắng, cần có quyết tâm và kiên trì điều trị để bệnh chóng khỏi. Phòng bệnh tốt nhất là tiêm vắc-xin phòng bệnh thủy đậu để trẻ không mắc bệnh và về sau tránh được mắc bệnh zona.
- Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.
Để được tư vấn chi tiết về các gói khám cũng như cách đặt lịch khám bệnh, quý khách vui lòng liên hệ số HOTLINE:
- Đặt lịch đăng kí khám bệnh: 02273.841.730 hoặc 02273.830.158
- Tư vấn, hướng dẫn: 02273.831.102
PHÒNG CTXH
- Hội thi tay nghề Bệnh viện năm 2022
- Phẫu thuật thành công bệnh nhân ung thư vùng đầu tụy xâm lấn tĩnh mạch cửa
- Phân biệt vết cắn của rắn cạp nia và rắn hổ mang
- Thư mời chào giá lần III “Mua sắm máy giặt, máy sấy, máy ly tâm lạnh, máy điện tim, máy theo dõi bệnh nhân, bơn tiêm điện và bàn đẩy dụng cụ cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình”
- Phác đồ điều trị các bệnh ngoại khoa