Tổng quan về bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường là gì?


Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa do tăng glucose trong thời gian dài, dẫn đến rối loạn chuyển hóa carbohydrat, protid, lipid, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt gây biến chứng lên tim, mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

 

Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường


Tuyến Tụy vốn sản sinh ra một loại hormone với tên gọi insulin. Y học ví insulin như chìa khóa thần kỳ, giúp các tế bào hấp thụ đường huyết trong máu (còn gọi là glucose máu) và chuyển hóa thành năng lượng để phục vụ hang ngày cho cơ thể. Nếu một ngày nào đó, cơ thể không còn tiết đủ hormone insulin hoặc cơ thể có tiết ra nhưng các tế bào không chịu sử dụng insulin nữa thì lượng glucose trong máu không được cơ thể hấp thụ, sẽ dần tích tụ trong máu, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác.

Phân loại đái tháo đường gồm


Thông thường y học phân chia tiểu đường loại 1 và loại 2, ngoài ra còn có những thể khác như đái tháo đường thai kỳ, đái tháo đường sơ sinh, đái tháo đường do dùng thuốc, hóa chất chứa glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô…

Đái tháo đường tuýp 1: không sản xuất insulin do phá hủy tế bào beta tuyến tụy tự miễn, thường gặp ở những người nhạy cảm về mặt di truyền. Tế bào beta tuyến tụy bị phá hủy trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm cho đến khi khối lượng tế bào giảm tới mức mà nồng độ insulin không còn đủ để kiểm soát nồng độ glucose trong máu. Đái tháo đường loại 1 này thường phát triển ở trẻ em, thiếu niên và gần đây ghi nhận nhiều ở người trước 30 tuổi; thậm chí cả người lớn do khởi phát trễ.

Tiểu đường loại 1 chiếm dưới 10% ca bệnh đái tháo đường. Nhiều nghiên cứu ghi nhân, ở người bệnh tiểu đường tuýp 1 có gen nhạy cảm HLA-DR3, DQB1*0201 và HLA-DR4, DQB1*0302. Chúng xuất hiện trong hơn 90% ca bệnh đái tháo đường tuýp 1. Ngoài ra, tế bào beta bị phá hủy còn liên quan đến các yếu tố tự kháng nguyên, yếu tố môi trường.

Đái tháo đường tuýp 2: do insulin tiết ra không đủ vì người bệnh nhân xảy ra tình trạng kháng với insulin. Gan chính là cơ quan khánginsulin dẫn tới không có khả năng ức chế gan sản xuất glucose. Ngoài ra, cơ thể kháng insulin ngoại vi làm giảm nhập glucose ở ngoại vi. Sự phối hợp này đã làm người bệnh bị tăng đường máu lúc đói và sau ăn.

Ai dễ bị bệnh đái tháo đường tuýp 2? Bệnh đái tháo đường tuýp 2 thường khởi phát ở người lớn, với gần 1/3 ca bệnh là người trên 65 tuổi có rối loạn dung nạp glucose. Ở người già, nồng độ glucose huyết tương cao sau khi ăn hơn ở người trẻ. Thế nhưng, đáng báo động khi bệnh ngày càng trẻ hóa, nhiều người mắc bệnh khi mới 25 – 30 tuổi nhưng không hay biết. Đái tháo đường tuýp 2 cũng đang ngày càng phổ biến ở trẻ béo phì.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 diễn tiến âm thầm nhưng cướp đi nhiều sinh mạng, với tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trong các bệnh không lây nhiễm. Những người có người thân trong gia đình mắc bệnh tiểu đường cũng dễ có nguy cơ bị bệnh, ngoài những người có chế độ ăn uống, luyện tập và lối sống không lành mạnh cũng có nguy cơ mắc bệnh. Bởi khi cơ thể không có khả năng ức chế ly giải tổ chức mỡ sẽ làm tăng axit béo tự do huyết thanh, làm giảm kích thích vận chuyển glucose của hormon insulin và hoạt động tổng hợp glucogen ở cơ. Từ đó, các mô mỡ bắt đầu giải phóng nhiều yếu tố bất lợi (yếu tố hoại tử u-alpha, IL-6, leptin, resistin) ảnh hưởng chuyển hóa lượng đường huyết.

Dự tính đến năm 2045, số người đái tháo đường ở Việt Nam sẽ tăng 78,5 % tương đương gần 6,3 triệu người; Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore tăng ít hơn, từ 37% – 48%. Trong khi tại Nhật Bản, người mắc bệnh đái tháo đường giảm khoảng 10%.

Các biến chứng bệnh đái tháo đường


Người bệnh đái tháo đường lâu dài sẽ mắc nhiều bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến tim, mạch máu, mắt, thận, thần kinh và rang; thậm chí các bệnh nhiễm khuẩn.

Tại Việt Nam, nhiều người bệnh tiểu đường đã bị biến chứng tim mạch, mù lòa, suy thận và cắt cụt chi dưới. Đáng báo động khi người lớn đái tháo đường có nguy cơ tăng gấp 2 đến 3 nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Người bệnh còn đối diện với bệnh võng mạc tiểu đường do sự tích tụ lâu dài của các mạch máu nhỏ trong võng mạc, gây mù. Và 2,6% bệnh mù toàn cầu có thể là do đái tháo đường gây ra. Đái tháo đường còn gây ra suy thận hàng đầu.

Triệu chứng bệnh đái tháo đường


Người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 sẽ có các triệu chứng điển hình nhưng trong vài trường hợp, một số người bệnh có triệu chứng nhẹ nên không hay biết: Cảm thấy rất đói dù ngay cả khi đang ăn, đi tiểu thường xuyên và khát nước nhiều, mệt mỏi nhiều, nhìn mờ, chậm lành các vết thương hoặc vết loét: giảm cân ngay cả khi đang ăn nhiều hơn (đái tháo đường type 1); ngứa ran, đau, hoặc tê ở tay hoặc chân (đái tháo đường type 2)

Chẩn đoán bệnh đái tháo đường


Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ – ADA đưa ra việc chẩn đoán bệnh đái tháo đường dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:

-Glucose huyết tương lúc đói: người bệnh cần nhịn ăn để đo cho chính xác. Tuyệt đối không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội. Thời gian nhịn đói trước đó phải ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ). Nếu như kết quả cho thấy chỉ số đường huyết lúc đói khoảng giữa từ 80 đến 130 mg/dL (4,4 và 7,2 mmol/L) là bình thường.

– Glucose huyết tương sau khi ăn (1 – 2 giờ) phải dưới 180 mg/dL (10 mmol/L).

 Xét nghiệm HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol) thì có thể đã bị bệnh. Xét nghiệm này phải được thực hiện ở bệnh viện và do nhân viên y tế thực hiện mới chính xác.

– Nếu người bệnh có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết huyết (bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân) hoặc mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L) có thể đã mắc bệnh. Thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 – 7 ngày.

Những ai nên đi tầm soát bệnh đái thái đường?


Người có chỉ số khối cơ thể BMI ≥ 23 kg/m2, hoặc cân nặng lớn hơn 120% cân nặng lý tưởng và có một hoặc nhiều hơn một trong các yếu tố nguy cơ sau:

  • Ít tập thể dục,
  • Gia đình có người bị tiểu đường (ba, mẹ, anh, chị, em, ruột).
  • Tăng huyết áp (huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg hay đang điều trị thuốc hạ huyết áp).
  • Nồng độ HDL cholesterol 250 mg/dL (2,82 mmol/L).
  • Vùng bụng to: ở nam ≥ 90 cm, ở nữ ≥ 80 cm
  • Phụ nữ bị buồng trứng đa nang.
  • Phụ nữ đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Xét nghiệm HbA1c ≥ 5,7% (39 mmol/mol), rối loạn glucose huyết đói hay rối loạn dung nạp glucose ở lần xét nghiệm trước đó.
  • Có các dấu hiệu đề kháng insulin trên lâm sàng (như béo ph́ì, dấu gai đen..).
  • Tiền sử có bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.

Ở bệnh nhân không có các dấu hiệu/triệu chứng trên, bắt đầu thực hiện xét nghiệm phát hiện sớm đái tháo đường ở người ≥ 45 tuổi.

Ở người bị đái tháo đường cần duy trì mức đường máu, huyết áp và cholesterol bình thường hoặc gần bình thường có thể giúp trì hoãn hoặc ngăn ngừa các biến chứng của đái tháo đường. Do đó những người mắc đái tháo đường cần được theo dõi thường xuyên.

Để được tư vấn chi tiết về các gói khám cũng như cách đặt lịch khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, quý khách vui lòng liên hệ số HOTLINE:

  • Đặt lịch đăng kí khám bệnh: 02273.841.730
  • Tư vấn hướng dẫn: 02273.831.101

PHÒNG CTXH