Sơ cứu và chăm sóc khi bị bỏng

Gần đây, số ca hỏa hoạn liên tục có xu hướng tăng cao. Chính vì vậy, để tự bảo vệ bản thân và những người xung quanh, mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong việc sơ cứu và chăm sóc khi bị bỏng.

  1. Bỏng có 3 cấp độ:

– Bỏng độ 1: Đỏ da, viêm nhẹ hoặc sưng, đau, da khô, bong tróc khi lành vết bỏng

– Bỏng độ 2: Vết bỏng có dạng sáp và màu trắng, cháy đen, màu nâu sẫm, da lở và lồi cơ, bóng nước không vỡ

– Bỏng độ 3: Xuất hiện bóng nước, sau đó da rất đỏ và đau.

  1. Sơ cứu tại chỗ:
  • Loại trừ nhanh nguyên nhân gây bỏng:

– Bỏng trong các đám cháy lớn: đưa người bị nạn đến ngay chỗ thoáng khí, theo dõi tình trạng hô hấp của nạn nhân, hút sạch đờm nhớt, bảo đảm thông khí

– Bỏng điện: cắt luồng điện, kéo người bị nạn ra khỏi vùng nguy hiểm, thực hiện hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực.

– Bỏng do acid: cởi bỏ quần áo, giày dép, dùng nhiều nước lạnh dội vào vùng bỏng hoặc ngâm vùng bỏng vào nước để pha loãng nồng độ acid, thời gian ngâm trên 15 phút.

  • Ủ ấm: Người bị bỏng diện rộng thường bị rét run cần phải ủ ấm, nhưng không để nhiệt độ cao quá 37°C sẽ làm mất nước thêm. Không được vận chuyển bệnh nhân đang sốc hoặc đe dọa sốc.
  • Đối với tổn thương bỏng:

– Ngâm nước lạnh để giảm đau và dự phòng sốc. Nên thực hiện sớm trong 30 phút đầu;

– Sau khi ngâm lạnh, băng ép vừa vùng bỏng, giúp hạn chế phát triển nốt bỏng và thoát dịch;

– Không nên bôi bất kỳ chất gì lên vùng bỏng.

  1. Chăm sóc người bệnh bỏng:

– Bỏng lạnh: để vết bỏng dưới vòi nước lạnh 10-15 phút đến khi cơn đau giảm xuống hoặc dùng khăn sạch làm ẩm bằng nước mát. Không dùng đá trực tiếp trên vết bỏng;

– Tháo nhẫn hoặc các vật siết chặt khác ra khỏi vùng da bị bỏng;

– Không phá vỡ các mụn nước nhỏ. Nếu mụn nước vỡ, nhẹ nhàng rửa sạch bằng xà phòng nhẹ và nước, dùng thuốc mỡ chứa kháng sinh thoa lên, đắp lại bằng một miếng băng gạc không dính;

– Sử dụng kem dưỡng ẩm, lô hội hoặc gel để làm dịu vùng bỏng và ngăn ngừa khô da;

– Sử dụng thuốc giảm đau thông thường như: ibuprofen, naproxen và acetaminophen;

– Chích ngừa uốn ván đầy đủ. Khuyến cáo nên tiêm uốn ván ít nhất 10 năm/lần;

– Sử dụng kem chống nắng và kem dưỡng ẩm thường xuyên sau khi vết bỏng lành hẳn.

NGUỒN CTXH