Hưởng ứng ngày Sức khỏe tâm thần thế giới 10/10 “Ưu tiên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc”

            Sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc ngày càng được quan tâm nhưng chưa thực sự được đề cao. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sức khỏe tâm thần là nền tảng cho sự khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả của các cá nhân. Nó còn là một tình trạng thoải mái, hạnh phúc của mỗi con người khi người đó có thể nhận thấy những tiềm năng của chính mình, có thể ứng phó với những tác nhân gây stress thường ngày, có thể làm việc một cách sáng tạo và hiệu quả, và đồng thời có thể tham gia đóng góp cho cộng đồng mà mình đang sống.

Theo số liệu được công bố, ở nước ta tỷ lệ mắc rối loạn tâm thần thường gặp là 14,9% dân số, tương ứng với khoảng 15 triệu người. Trong đó, tỷ lệ tâm thần phân liệt chiếm 0,47% dân số; trầm cảm, lo âu chiếm tỷ lệ cao hơn với 5,4% dân số, còn lại là các rối loạn tâm thần khác như động kinh (0,33%), chậm phát triển tâm thần (0,63%), mất trí tuổi già (0,88%); rối loạn hành vi ở thanh, thiếu niên (0,9%); lạm dụng rượu 5,3%, ma túy (0,3%)…

Những con số trên không chỉ phản ánh thực trạng sức khỏe tâm thần tại Việt Nam mà còn cho thấy một thực tế, cuộc sống ngày càng hiện đại mang lại cho con người nhiều tiện ích, niềm vui, song cũng tạo ra những áp lực, căng thẳng vô hình cho họ.

Lo âu, căng thẳng và trầm cảm là những loại vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến nhất tại nơi làm việc. Những vấn đề này càng nghiêm trọng hơn khi kết hợp với áp lực phải đạt được hiệu quả cao trong công việc, sự khó khăn khi quản lý mức độ cân bằng giữa đời sống và công việc, tình trạng mất cảm giác gắn kết, cũng như nỗi lo lắng về chi phí sinh hoạt. Tất cả các yếu tố này đều có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần, từ đó dẫn đến tình trạng:

  • Giảm năng suất cá nhân
  • Không muốn thăng tiến hoặc phát triển sự nghiệp chậm hơn
  • Chán nản và cảm thấy tách biệt
  • Dễ cáu gắt
  • Tập trung kém

Để nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần và hạnh phúc tại nơi làm việc, mỗi cá nhân cần:

  • Thay đổi thái độ xung quanh tình trạng sức khỏe tâm thần (giao tiếp cởi mở, lắng nghe, quan tâm đến người khác..) để giảm bớt sự kỳ thị.
  • Khuyến khích hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ (tích cực nói về cảm xúc của bạn, giữ liên lạc với người thân, bạn bè…)
  • Xây dựng kỹ năng quản lý căng thẳng.
  • Giảm các triệu chứng của tình trạng sức khỏe thâm thần, chấp nhận bản thân
  • Sắp xếp hợp lý giữa lao động và nghỉ ngơi, đảm bảo ngủ tốt.
  • Tổ chức tốt cuộc sống gia đình.
  • Biết chọn lọc thông tin, có thái độ đúng với các cảm xúc âm tính, hạn chế và loại trừ các sang chấn tâm lý. Giữ tinh thần lạc quan trong những thời điểm khó khăn
  • Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Ăn đa dạng các loại thực phẩm, đảm bảo thực phẩm sạch, tránh nhiễm khuẩn, chất bảo quản…Hạn chế bia rượu, thuốc lá, tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích bị cấm.

Bài viết cùng chủ đề: