Bộ Y tế cũng cho biết, thời điểm hiện nay đang là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển. Vì vậy, thời gian tới tiếp tục tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người.
Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Bộ Y tế cũng cho rằng, chưa có bằng chứng cho thấy cúm A (H5N1) lây từ người sang người.
Virus A (H5N1) là chủng cúm độc lực cao, người bị nhiễm thường diễn tiến nặng và tử vong với tỷ lệ cao (gần 50%). Để chủ động phòng, chống dịch cúm A (H5N1) lây từ gia cầm sang người, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp:
– Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
– Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
– Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng, phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
– Hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim.
– Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
☎ Để được tư vấn chi tiết về các mặt bệnh, gói khám cũng như cách đặt lịch khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, quý khách vui lòng liên hệ số HOTLINE:
Đặt lịch đăng kí khám bệnh: 02273.830.158 hoặc 0868.530.112
- Thư mời chào giá lần 2 “Mua sắm bổ sung dụng cụ phẫu thuật”
- Họp 10 đội thường trực cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên Đán 2025
- Yêu cầu báo giá: Thuê Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh Y tế (PACS) phục vụ Bệnh án điện tử Bệnh viện ( Dự kiến 36 tháng).
- Tập huấn Nghị định 02/2025/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 01/2025/TT-BYT của Bộ Y tế
- Hội nghị cán bộ chủ chốt lấy phiếu tín nhiệm đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Bệnh viện