Ngay sau khi nhận được Công điện khẩn số 16 của Ban chỉ huy PCTT và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình, BCĐ phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn BVĐK tỉnh tổ chức cuộc họp khẩn triển khai các phương án phòng chống ngập lụt, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, trang thiết bị y tế và hạ tầng cơ sở. TTND.TS.BSCKII Nguyễn Thị Minh Chính, giám đốc bệnh viện chủ trì cuộc họp.
Để chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại do lũ gây ra, đồng chí Giám đốc bệnh viện giao nhiệm vụ cụ thể cho từng khoa/ phòng.
- Khoa Khám bệnh và Khoa cấp cứu khẩn trương lên phương án di dời các bàn khám, trang thiết bị y tế, di chuyển bệnh nhân cấp cứu từ tầng 1 lên tầng 2 nhà B khoa Khám bệnh, đảm bảo hoạt động cấp cứu người bệnh liên tục.
- Các khoa lâm sàng chủ động rà soát bệnh nhân, đối với những trường hợp đủ điều kiện xuất viện đề nghị cho xuất viện từ ngày 10/9/2024 để giảm tải bệnh nhân nội trú. Đối với các bệnh nhân còn lại, cần có kế hoạch di chuyển từ tầng 1, lên tầng 2, phân buồng theo từng khoa để đảm bảo công tác chăm sóc, điều trị. Các khoa chủ động bố trí nhân lực cho 2 kíp trực gồm kíp trực chuyên môn và trực phòng chống ngập lụt. Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng kíp trực và gửi danh sách về ban chỉ đạo.
- Duy trì trực cấp cứu 24/24h, duy trì thông tin liên lạc giữa các tuyến, sẵn sàng chi viện khi cần thiết. Quy hoạch đường đi tới các khoa để thuận tiện cho việc di chuyển bệnh nhân cấp cứu và phương tiện phòng chống ngập lụt.
- Đối với khu vực Nhà kỹ thuật, Phòng quản trị, phòng vật tư và Khoa chẩn đoán hình ảnh khẩn trương lên phương án bảo vệ trang thiết bị y tế. Chuẩn bị sẵn sàng bạt che, tấm nilon cỡ lớn, bao cát tại khu vực cửa phòng máy để ngăn chặn nước ngập gây hư hỏng thiết bị.
- Phòng quản trị và Phòng vật tư chuẩn bị sẵn sàng bảo hộ lao động cho các đội cấp cứu và phòng chống lũ lụt của bệnh viện. Các máy phát điện sẵn sàng hoạt động khi xảy ra các sự cố về điện.
- Các đội phòng chống lụt bão của Bệnh viện và Đoàn thanh niên thường trực theo lịch đã được phân công, chuẩn bị sẵn sàng hỗ trợ khi có hiệu lệnh điều động.
- Các khoa phòng dựa trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được phân công trong phòng chống lụt bão thực hiện phương án 4 tại chỗ khi có lũ lụt, chuẩn bị đủ cơ số thuốc, vật tư cho bệnh nhân đặc biệt là các đơn vị căng tin, dinh dưỡng, khoa Dược. Các khoa cũng chủ động tuyên truyền tới người bệnh và người nhà người bệnh dự trữ đủ lương thực và nước uống trong ít nhất 24h. Dịch vụ Cantin và cửa hàng tiện ích vẫn duy trì hoạt động xuyên suốt để để cung cấp nhu yếu phẩm phục vụ người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế.
Đồng chí Giám đốc bệnh viện yêu cầu mỗi cá nhân, khoa/ phòng, đoàn thanh niên cần nâng cao tinh thần chủ động trong phòng chống thiên tai, xây dựng phương án ứng phó phù hợp với điều kiện thực tiễn, triển khai nhanh chóng, hiệu quả khi xảy ra ngập lụt. Mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và các trang thiết bị, hạ tầng của bệnh viện.
Một số hình ảnh chuẩn bị ứng phó với lũ lụt tại các đơn vị:
PHÒNG CTXH
- Thư mời chào giá “Mua sắm vật tư, linh kiện sửa chữa dây nội soi khí phế quản tại khoa Hồi sức tích cực chống độc”
- Số ca mắc COVID-19 mới tiếp tục tăng vọt, 111 F0 phải thở ô xy
- Tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Thuốc Generic thuộc danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp địa phương cho các cơ sở y tế trong tỉnh Thái Bình năm 2025-2026
- Nghị quyết số 03/2024/NQ-HĐND ngày 10/4/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình: Quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thái Bình
- Hội thảo khoa học “ Cập nhật tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị Đột quỵ não”