Loãng xương là bệnh thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng. Một số trường hợp chỉ khi gặp biến chứng, bệnh mới được phát hiện. Vậy bệnh loãng xương là gì? Nguyên nhân, triệu chứng ra sao? Điều trị thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời.
Bệnh loãng xương là gì?
Loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hoá của xương dẫn đến tổn thương độ chắc của xương đưa đến tăng nguy cơ gẫy xương. Độ chắc của xương bao gồm sự toàn vẹn cả về khối lượng và chất lượng của xương.
Triệu chứng/ dấu hiệu nhận biết
Loãng xương là bệnh diễn biến âm thầm không có triệu chứng khi mới mắc, khi có dấu hiệu lâm sàng thường là lúc đã có biến chứng.
- Đau mỏi mơ hồ ở cột sống, đau dọc các xương dài (đặc biệt xương cẳng chân), đau mỏi cơ bắp, ớn lạnh, hay mỏi cơ hay chuột rút.
- Đau có thể xuất hiện ở cột sống, đau lan theo khoanh liên sườn, đau khi ngồi lâu, đau khi thay đổi tư thế, đau có thể mạn tính hoặc cấp tính sau một chấn thương nhẹ làm gãy xương.
- Biến dạng cột sống: Gù, vẹo cột sống, giảm chiều cao do thân các đốt sống bị gãy.
- Gãy xương: Các vị trí thường gặp nhất là gãy các đốt sống, tiếp đến là gãy đầu dưới 2 xương cổ tay, xương vùng hông, các đốt sống (lưng và thắt lưng) và các vị trí khác, xuất hiện sau chấn thương rất nhẹ, thậm chí không rõ chấn thương.
Tư vấn cách xử trí/ cấp cứu tại chỗ
+ Bất động khi có gãy xương
+ Sau xử lý gãy xương cần tầm soát nguyên nhân loãng xương
+ Sử dụng thuốc giảm đau đường uống như Acetaminophen
+ Khám bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp
Biến chứng
+ Gãy xương
+ Biến chứng do gãy xương: cứng khớp; teo cơ; nặng nề hơn là tàn phế
Phương pháp điều trị
Giảm nguy cơ gãy xương và tái gãy xương. Ngăn chăn tình trạng mất chất khoáng trong xương.
- Nhóm Bisphosphonat: Alendronate, Ibandronate, Risedronate và Zoledronic acid
- Calcitonin (chiết suất từ cá hồi) 100UI tiêm dưới da hoặc 200UI xịt qua niêm mạc mũi hàng ngày
- Thuốc tăng tạo xương: Parathyroid hormone; Strontium ranelat
Điều trị ngoại khoa các biến chứng gẫy cổ xương đùi, gẫy thân đốt sống
Phục hồi chức năng
Tư vấn chăm sóc
- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý: Thực phẩm nhiều calci và giàu vitamin D và Magie cần bổ sung từ các thực phẩm như cá: chích, cá mòi, cá hồi… để tăng cường quá trình hấp thu calci, thực phẩm nhiều ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây.
- Hoạt động thể dục, thể thao nhẹ nhàng kết hợp chế độ sinh hoạt lành mạnh.
- Giảm cân: đưa cân nặng về mức hợp lý
- Giảm stress, căng thẳng: tinh thần luôn thoải mái, tránh mệt mỏi, căng thẳng.
- Bỏ thuốc lá
- Hạn chế rượu bia
PHÒNG CTXH
- Tiếp nhận báo giá các mặt hàng là hoá chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế năm 2025 (đợt 1)
- Thư mời chào giá “Bảo dưỡng máy lọc máu Prismaflex/Gambro tại khoa Hồi sức tích cực chống độc”
- Tầm soát một số bệnh lý gây ra do tình trạng thừa hoặc thiếu vitamin B12
- Tập huấn mã hóa bệnh tật ICD – 10 ban hành tại Quyết định số 4469/QĐ-BYT ngày 28/10/2020 của Bộ Y tế
- Hưởng ứng tuần lễ dinh dưỡng 16 – 23/10/2022